Thêu vi tính là gì và lịch sử thêu đã phát triển như thế nào tại Việt Nam ???
Thông thường khi nghĩ đến nghề thêu thì các bạn thường nghĩ ngay đến việc hoàn thành một mẫu thêu là một quá trình cực kì mất thời gian và tốn rất nhiều công sức cũng như sự tỉ mẫn nghiêm ngặt. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi làm sao người ta có thể hoàn thành hàng trăm nghìn sản phẩm áo thun đồng phục có hình thêu logo trong một thời gian chỉ 2-3 tuần không. Nếu thêu tay thì dù xưởng thêu có cả trăm hay dù là với cả nghìn công nhân thêu thì với số lượng sản phẩm đó, thời gian thêu cả năm chưa chắc đã hoàn thành. Đáp án duy nhất cho bài toán về thời gian, giá cả và chất lượng của mẫu thêu logo trong những đơn hàng có số lượng tính từ vài nghìn đến vài trăm nghìn chiếc áo thun hay áo sơ mi đồng phục đó chính là thêu vi tính. Vậy thêu vi tính là gì ? Hãy còn công ty may đồng phục NGHĨA PHÁT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Thêu vi tính là một phương pháp thêu được hoạt động trên máy thêu hoạt động theo một chương trình được điều khiển bởi hệ thống máy tính chuyên dụng. Vì đặc tính hoạt động thông minh nên cùng một lúc, máy có thể thêu nhiều mẫu và chính xác gần như tuyệt đối. Kế hoạch chi tiết cho máy thêu đầu tiên đã được viết ra bởi nhà sáng tạo người Hà Lan Peter Haase trong cuối những năm 1970. Bằng cách đấm thiết kế trên băng giấy, sau đó chạy qua một máy thêu. Tuy nhiên nhược điểm là chỉ cần một lỗi có thể làm hỏng một thiết kế toàn bộ.
Năm 1980, Wilcom giới thiệu hệ thống đồ họa máy tính đầu tiên thiết kế thêu để chạy trên máy tính mini. Melco, một mạng lưới phân phối quốc tế được hình thành bởi Randal Melton và Bill Childs, tạo ra các đầu thêu mẫu đầu tiên sử dụng lớn Schiffli khung dệt. Những khung dệt kéo dài vài feet qua sản xuất các bản vá lỗi ren và các mẫu thêu lớn. Người đứng đầu thêu để tránh tự may các mẫu thiết kế và tiết kiệm thời gian sản xuất. Sau đó, nó đã trở thành các máy thêu vi tính đầu tiên trên thị trường.
Nếu chúng ta thêu tay, ngoài rào cản về mặt tốc độ thì về mặt kĩ thuật người thợ dù rất lành nghề cũng sẽ khó tạo ra sản phẩm thứ hai hoàn toàn giống sản phẩm thứ nhất. Để có thể sản xuất theo kiểu công nghiệp, thoạt đầu người ta áp dụng nguyên tắc điều khiển quá trình thêu bằng bìa đục lỗ (như dệt Jacquard, dùng khung dịch chuyển theo tọa độ hai chiều x,y). Tuy vậy, để nâng cao tốc độ, vào khoảng năm 1984 đã ra đời các máy thêu tự động - thêu vi tính đầu tiên có sự hỗ trợ phần mền thiết kế mẫu thêu (CAD) gắn với máy thêu theo chương trình máy tính điều khiển (CAM). Nhưng dường như vẫn chưa phảo là giải pháp tối ưu. Vì vậy, để giải quyết bài toán tốc độ nhanh hơn nữa cũng như chất lượng thêu vi tính ra đời để đáp ứng với trường hợp khách hàng cần những đơn hàng lớn từ hàng chục ngàn, hay vài trăm ngàn sản phẩm giống nhau.
May thêu tự động - thêu vi tính nhập vào Việt Nam từ nam 1990, tuy được gọi nôm na là "thêu vi tính" song hoàn toàn chưa có hệ thống thiết kế mẫu thêu kèm theo. Mẫu thêu lúc đó vẫn do khách hàng cung cấp, cùng với đĩa mềm dữ liệu hay Punching tape (băng đục lỗ nhị phân) đi kèm. Sau đó, các hàng lớn Tajima, Barudan mới tiếp thị các hệ thống thiết kế của họ tại Việt Nam.
Dàn thêu vi tính Tajima tại Nghĩa Phát
Dàn thêu vi tính tại một xưởng thêu vệ tinh
Ngày nay trong mọi lĩnh vực may mặc đều không thể thiếu được thêu vi tính bởi vì những ưu điểm tuyệt đối của nó như độ chính xác tuyệt đối, tốc độ cực nhanh, một máy thêu có tốc độ ngang bằng cả trăm thợ thêu lành nghề, giá thành nếu tính trên số lượng lớn thì cực rẻ, chỉ từ 2000đ – 5.000đ, nếu sử dụng phương pháp thủ công thì giá thành thường cao gấp 8-10 lần. Có thể nói máy thêu vi tính là một trong những trụ cột chính của ngành may mặc hiện đại.